Thân thế Dương_Huy

Các sử liệu Việt Nam rất ít thông tin về nhân vật Dương Huy ngoài việc mô tả ông cùng Lã Xử Bình, Kiều Tri HựuĐỗ Cảnh Thạc tranh lập khi nhà Ngô mất. Một số nhà nghiên cứu cho rằng Dương Huy là con của một vị tướng nhà NgôDương Cát Lợi và đồng nhất Dương Huy với Lý Huy ở châu Tây Long, cũng thuộc phạm vi cửa sông Lục Đầu mà chỉ có Việt điện u linh tập ghi chép rằng Xương Văn về đây đánh dẹp chính là một người, có thể ông mang tên đầy đủ là Dương Lý Huy.[3]

Nhà nghiên cứu Tạ Chí Trường cũng đồng tình với quan điểm trên, ông cho rằng thần tích của Việt điện u linh tập thì có Lý Huy, hơi giống Dương Huy của Lê Tắc.[4] Ông cho rằng ở truyện Hống Hát, nổi lên tên một Lý Huy, có lẽ dư âm lưu lại đến thế kỉ XV để người Minh nghe thành tên Dương Huy, và căn cứ chính của ông ta Côn Lôn, đoán chừng được ở vùng Chí Linh, cũng thuộc châu Vũ Ninh bấy giờ.

Sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục ghi "các đại thần họ Kiều, họ Dương làm loạn" phần nào cho thấy tham vọng của Dương Huy trong cuộc chiến ngôi báu khi Ngô Xương Văn mất. Dương Huy cũng là một thế lực cát cứ lộ diện ngay từ thời Ngô Xương Văn và sau khi Hậu Ngô vương mất lại tiếp tục kéo quân về Cổ Loa tranh ngôi vua nhưng ông không được chép vào danh sách 12 sứ quân vì lãnh địa châu Vũ Ninh của ông sau đó là của sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp cai quản.

Theo Việt sử kỷ yếu, Bọn Đỗ Cảnh Thạc, Kiều Tri Hựu, Dương Huy và Ngô (hay Lữ) Xử Bình, đều là tướng tá của Nam Tấn vương, tranh nhau làm vua sau khi Ngô Xương Văn chết, đều không thành, rồi mỗi người đi chiếm giữ một nơi. Nguyễn Thủ Tiệp đánh Dương Huy, chiếm quận Vũ Ninh, làm chủ cả vùng đất rộng.[5]